CHỨNG NHÂN HY VỌNG - gồm các bài giảng Tĩnh
Tâm của Ðức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận cho Ðức Thánh Cha Gioan
Phaolô II và Giáo Triều Rôma - bản Việt ngữ do Lm. Trần Ðức Anh và Lm. Hoàng
Minh Thắng chuyển dịch từ nguyên bản tiếng Ý.
I- NHỜ SỨC MẠNH CỦA ƠN
CHÚA
1. Gia phả Ðức Giêsu Kitô (Mt 1,1-17)
Ðứng trước Mầu Nhiệm Thiên Chúa
Tôi, Phanxicô, đầy tớ Ðức Giêsu Kitô, kẻ bé mọn nhất trong những người kế nhiệm các Tông Ðồ, trước mặt anh em tôi không nghĩ mình hiểu biết gì nhiều ngoại trừ Ðức Giêsu Kitô chịu đóng đanh. Vâng lời Ðức Thánh Cha, và với phép lành của Ngài, tôi xin chào anh em rất thân mến với nụ hôn thánh thiện và mời anh em: nhân danh Chúa, chúng ta cùng nhau bắt đầu Tuần Tĩnh Tâm Năm 2000 với bài suy niệm dẫn nhập.
Gia phả Ðức Kitô
Thánh sử Tin Mừng Marco mở đầu chứng từ về Ðức Giêsu Con Thiên Chúa với những lời sau đây: "Gia phả Ðức Giêsu Kitô, Con Vua Ðavít, Con của Abraham..." (Mt 1,1-17).
Chọn gia phả này làm đề tài cho bài suy niệm dẫn nhập chắc gây nhiều ngạc nhiên.
Khi đọc đoạn Tin Mừng này trong phụng vụ, nhiều khi chúng ta cảm thấy hơi khó chịu. Có người trong chúng ta coi việc đọc một đoạn văn như vậy thật vô nghĩa, cứ lập đi lập lại cách nhàm chán. Có kẻ đọc vội vã, khiến cho các tín hữu chẳng hiểu gì; lại có người cắt ngắn, bỏ đi một số đoạn.
Ðối với chúng tôi, những người Á châu, đặc biệt là đối với tôi là một người Việt Nam, việc tưởng nhớ các tiền nhân có một giá trị lớn lao. Theo văn hóa Việt Nam, trong niềm hiếu kính, chúng tôi vẫn giữ một cuốn gia phả của gia tộc trên bàn thờ trong gia đình. Chính tôi cũng biết đọc tên của 15 thế hệ các tổ tiên của tôi, từ năm 1698, khi gia tộc tôi được lãnh nhận Phép Thánh Tẩy. Qua gia phả, chúng ta thấy rằng mình thuộc về một lịch sử rộng lớn hơn. Và chúng ta ý thức rõ hơn ý nghĩa lịch sử của mình.
Vì thế, tôi cảm tạ Mẹ Giáo Hội thánh thiện, ít là hai lần trong năm, vào mùa Vọng và trong lễ Sinh Nhật Ðức Mẹ, cho đọc lại trong các cộng đoàn rải rác khắp nơi trong thế giới Công giáo, danh xưng của bao nhiêu nhân vật ý nghĩa, theo ý định mầu nhiệm của Thiên Chúa, đã giữ một vai trò quan trọng trong lịch sử cứu dộ và trong thực tại của dân Israel.
Tôi xác tín rằng những lời trong "Sách gia phả Chúa Giêsu Kitô" chứa đựng lời loan báo chủ yếu về Cựu Ước và Tân Ước, cốt yếu của mầu nhiệm cứu độ liên kết tất cả chúng ta với nhau, các tín hữu Công giáo, Chính thống và Tin lành.
Trong bối cảnh Năm Thánh Nhập Thể, qua đó Hội Thánh hát lên niềm vui mừng Hy Vọng nơi Ðức Kitô, Ðấng Cứu Thế duy nhất của chúng ta, đoạn Kinh Thánh này mở ra cho chúng ta thấy mầu nhiệm lịch sử là mầu nhiệm về lòng thương xót. Ðoạn Kinh Thánh này nhắc nhở cho chúng ta điều Ðức Trinh Nữ Maria hát lên trong kinh Magnificat, bài ca mà Giáo Hội hằng ngày vẫn tiếp nhận là của mình trong Kinh Chiều: ý định nhân lành và trung tín của Thiên Chúa được hoàn thành theo lời hứa "với Abraham và dòng dõi ông đến muôn đời" (Lc 1,55). Thực vậy, lòng nhân từ của Chúa đang và sẽ trải dài từ đời này sang đời khác, "vì lòng thương xót của Ngài tồn tại muôn đời" (cf Tv 100,5; 136).
Mầu nhiệm của tiếng Chúa gọi
Sách gia phả Ðức Giêsu Kitô có ba phần. Phần I kể tên các tổ phụ, phần II nói đến các vua trước cuộc lưu đày Babilon, và phần III kể tên các vua sau cuộc lưu đày.
Ðiều gây chú ý đầu tiên khi đọc văn bản này là mầu nhiệm của tiếng Chúa gọi. Sự chọn lựa của Thiên Chúa có tính cách nhưng không và đầy tình thương, không thể hiểu được theo những lý luận của lý trí, và nhiều khi còn là điều gây gương mù nữa.
Chẳng hạn, trong sách gia phả Ðức Giêsu Kitô, chúng ta thấy Abraham thay vì chọn trưởng tử Ismael, con của bà Aggar, thì lại chọn Isaac, con của lời hứa, con của bà Sara, vợ của ông.
Rồi đến lượt Isaac muốn chúc lành cho trưởng nam Esau, nhưng rốt cuộc đành chúc lành cho Giacóp, theo một ý định mầu nhiệm của Thiên Chúa.
Giacóp cũng không trực tiếp thông truyền sự nối giòng dẫn tới Ðấng Messia. Ông đã không chọn Ruben, con trưởng hoặc chọn Giuse, người được ông yêu thương nhất, người giỏi giang hơn tất cả các anh em, người đã tha thứ cho anh em mình và cứu họ thoát khỏi nạn đói lớn khắp vùng. Nhưng chọn Giuđa, người con thứ tư, người đã cùng với các anh em khác chịu trách nhiệm về việc bán Giuse cho các lái buôn đưa sang Ai Cập.
Mầu nhiệm cao cả về việc Thiên Chúa chọn lựa tiền nhân của Ðấng Messia bắt đầu làm cho chúng ta chú ý.
Trang Tin Mừng này soi sáng mầu nhiệm ơn gọi của chúng ta.
"Không phải các con đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn các con" (Ga 15,16). Chúng ta không được chọn vì công trạng của mình, nhưng chỉ vì lòng nhân từ của Chúa. Chúa nói: "Ta đã yêu thương con bằng tình yêu đời đời" (Gr 31,3). Ðó là điều làm cho chúng ta an tâm. "Từ lòng mẹ, Chúa đã gọi tôi" (Is 49,1). Như thế, điều làm cho chúng ta hãnh diện, đó là ý thức mình được gọi và được chọn vì tình thương.
Những ngày tĩnh tâm này là thời gian thuận tiện để hát lên lòng biết ơn vô biên của chúng ta đối với Chúa, vì "lòng thương xót của Ngài tồn tại muôn đời". Và chúng ta phải làm điều đó từ tận đáy tâm hồn mình, với lòng khiêm tốn sâu xa và biết ơn. "Chúa đã nâng kẻ mọn hèn từ nơi cát bụi, từ đống phân tro Ngài nâng kẻ nghèo túng, để đặt họ ngồi giữa hàng quyền quí, hàng quyền quí dân Ngài" (Tv 113,7-8).
Mầu nhiệm của tội lỗi và ân sủng
Nếu chúng ta xét tên của các Vua ở trong sách gia phả Chúa Giêsu, chúng ta có thể nhận thấy rằng chỉ có hai vị là trung thành với Thiên Chúa, đó là Ê-dê-ki-en và Giê-rô-bô-am. Những vua khác đều là những kẻ thờ thần tượng, vô luân hay sát nhân...
Cả trong thời kỳ sau cuộc lưu đày, trong số các vua được kể tên, chúng ta chỉ thấy có hai người còn trung thành với Chúa đó là Sa-la-ti-en và Zô-rô-ba-ben. Những vua khác đều là những kẻ tội lỗi hoặc không được biết đến.
Nơi Ða-vít, người nổi danh nhất trong các vua đã sinh ra Ðấng Messia, sự thánh thiện và tội lỗi xen lẫn nhau: với nước mắt cay đắng, Ngài xưng thú trong Thánh Vịnh các tội ngoại tình và sát nhân, nhất là trong Thánh Vịnh 50, một ca vịnh trở thành kinh nguyện thống hối thường được dùng trong phụng vụ của Giáo Hội.
Cả những phụ nữ mà Mát-thêu nêu tên trong đầu sách Tin Mừng của Ngài như những người mẹ thông truyền sự sống, từ cung lòng phúc lành của Thiên Chúa, cũng gợi lên nơi chúng ta một sự xúc động. Tất cả họ đều là những phụ nữ ở trong những hoàn cảnh bất hợp lệ: Ta-ma là một phụ nữ tội lỗi, Ra-káp là môt gái mãi dâm, Rút là một người ngoại bang; và về người phụ nữ thứ tư, người ta không dám nêu danh, và chỉ nói "đó là vợ của ông U-ri-a". Người đàn bà dó chính là bà Bét-sa-bê-a mà vua Ða-vít đã ngoại tình.
Tuy nhiên, dòng lịch sử tràn đầy lỗi lầm và tội ác như thế đã trở thành một nguồn nước trong khi càng đến gần thời gian sung mãn: đến Ðức Maria, Mẹ Chúa Giêsu, và đến Chúa Giêsu, Ðấng Messia. Nơi các Ngài tất cả các thế hệ được cứu chuộc.
Danh sách những người tội lỗi mà Mát-thêu nêu rõ trong gia phả của Chúa Giêsu không được gây gương mù cho chúng ta. Trái lại gia phả ấy tuyên dương mầu nhiệm thương xót của Thiên Chúa. Cả trong Tân Ước, Chúa Giêsu đã chọn Phê-rô, người đã chối Ngài, và chọn Phao-lô, người đã bách hại Giáo Hội. Vậy mà các vị lại trở nên những cột trụ của Hội Thánh. Trong thế gian này, khi một dân tộc viết lịch sử chính thức của mình, họ thường nói về những chiến thắng đã đạt được, những vị anh hùng, hoặc sự cao cả của mình... Quả là một trường hợp duy nhất, thật đáng ngưỡng mộ và tuyệt vời, khi thấy một dân tộc không hề dấu diếm những tội lỗi của tiền nhân trong lịch sử chính thức của mình.
Mầu nhiệm của Hy Vọng
Toàn thể Cựu Ước hướng về Hy Vọng:
Chúa đến để thiết lập Nước của Ngài,
Chúa đến để tái lập Giao Ước,
Chúa đến để lập một dân mới,
để xây dựng một Giêrusalem mới,
để kiến thiết một đền thờ mới,
Chúa đến để tái tạo thế giới.
Với biến cố Nhập Thể, Nước ấy đã tới, thời gian viên mãn đã tới. Nhưng Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng Nước ấy đang tăng trưởng từ từ, âm thầm, như một hạt cải... Giữa sự viên mãn của thời gian và tận thế, Hội Thánh đang hành trình như một Dân Tộc Hy Vọng.
Văn hào Charles Péguy đã nói: "Ðức tin làm cho tôi hài lòng hơn cả là niềm Hy Vọng" (Le porche du mystière de la deuxième vertu, Abbeville 1954. 81è édition, p.15). Ðúng vậy, vì trong Hy Vọng, đức tin vốn hoạt động nhờ đức ái, mở ra những con đường mới trong tâm hồn con người nhằm hướng đến việc thực hiện một thế giới mới, một nền văn minh tình thương. Ðức tin đó mang đến cho thế giới sự sống thần linh của Chúa Ba Ngôi, lối sống và hoạt động của Thiên Chúa, như được biểu lộ trong Ðức Kitô và được truyền lại trong Tin Mừng.
Thưa anh em, đó chính là ơn gọi cao cả của chúng ta. Không do công trạng của chúng ta, nhưng "vì lòng thương xót của Chúa tồn tại đến muôn đời". Ngày nay, cũng như trong thời Cựu Ước và Tân Ước, lòng nhân từ Chúa vẫn linh hoạt nơi những người có tinh thần thanh bần, nơi những người khiêm hạ, những người tội lỗi thành tâm trở về cùng Chúa.
Cùng nhau bước qua ngưỡng cửa Hy Vọng
Tôi đã chọn đề tài Tuần Tĩnh Tâm Năm Thánh này, tựa đề tổng quát là "Chứng Nhân Hy Vọng". Hy Vọng có lẽ là thách đố lớn nhất ngày nay, trước ngưỡng cửa Ngàn Năm Mới. Một tiểu sử mới đây của Ðức Thánh Cha mang tựa đề "Witness to Hope" - Chứng Nhân Hy Vọng. Giờ đây, tôi không thể không cám ơn Ðức Thánh Cha, vì đã hướng dẫn Hội Thánh bằng chứng tá rạng ngời của Ngài để bước qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng. Cùng với những anh em thuộc các Giáo Hội và Cộng đồng tôn giáo khác bước qua Cửa Thánh, ngưỡng cửa tương lai, Ngài đã chỉ cho chúng ta thấy rằng toàn thể nhân loại tiếp tục cuộc hành trình gặp gỡ Chúa Giêsu là Hy Vọng độc nhất.
Hôm nay, tôi trình diện như một cựu tù nhân đáng thương, đã trãi qua hơn 13 năm trong tù, trong đó có 9 năm biệt giam.
Tôi cũng cảm thấy run sợ trước nhiệm vụ mà Ðức Thánh Cha đã ủy thác cho tôi. Nhưng một sách chuyện của Mỹ làm cho tôi an tâm. Sách ấy kể lại chuyện một nhà giảng thuyết danh tiếng thu hút đông đảo dân chúng. Trước tòa giảng, có một cụ già luôn chăm chỉ theo dõi tất cả các bài giảng của ông. Nhà giảng thuyết rất vui sướng vì thành công của mình. Một hôm, thiên thần hiện ra và nói: "Tôi chúc mừng ông vì những bài giảng của ông... ông thật là tài giỏi! Nhưng ông có nhớ cụ già luôn đến nghe ông không?" "Có chứ", - nhà giảng thuyết đáp. Thiên thần tiếp: "Vậy thì ông hãy biết rằng cụ già ấy đến không phải để nghe ông đâu, nhưng là để cầu nguyện cho ông. Chính nhờ lời cầu nguyện của cụ mà những bài giảng của ông mang lại nhiều ích lợi cho các tín hữu".
Như vậy, tôi xin nói với anh em: tôi hết lòng trông cậy nơi lời cầu nguyện của anh em.
Và với tâm tình này, chúng ta hãy phó thác cho Mẹ Maria, Mẹ Ðấng Cứu Thế, đang ngự trên ngai trong nhà nguyện này, giữa các Thánh của Ðông và Tây phương. Chúng ta cảm thấy gần Mẹ như trong dịp Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, như chính con tim của Giáo Hội, như Mẹ của các Mục Tử và các tín hữu, như Mẹ của Hội Thánh.
Xin Mẹ chúc lành cho chúng con....Còn tiếp....
1. Gia phả Ðức Giêsu Kitô (Mt 1,1-17)
Ðứng trước Mầu Nhiệm Thiên Chúa
Tôi, Phanxicô, đầy tớ Ðức Giêsu Kitô, kẻ bé mọn nhất trong những người kế nhiệm các Tông Ðồ, trước mặt anh em tôi không nghĩ mình hiểu biết gì nhiều ngoại trừ Ðức Giêsu Kitô chịu đóng đanh. Vâng lời Ðức Thánh Cha, và với phép lành của Ngài, tôi xin chào anh em rất thân mến với nụ hôn thánh thiện và mời anh em: nhân danh Chúa, chúng ta cùng nhau bắt đầu Tuần Tĩnh Tâm Năm 2000 với bài suy niệm dẫn nhập.
Gia phả Ðức Kitô
Thánh sử Tin Mừng Marco mở đầu chứng từ về Ðức Giêsu Con Thiên Chúa với những lời sau đây: "Gia phả Ðức Giêsu Kitô, Con Vua Ðavít, Con của Abraham..." (Mt 1,1-17).
Chọn gia phả này làm đề tài cho bài suy niệm dẫn nhập chắc gây nhiều ngạc nhiên.
Khi đọc đoạn Tin Mừng này trong phụng vụ, nhiều khi chúng ta cảm thấy hơi khó chịu. Có người trong chúng ta coi việc đọc một đoạn văn như vậy thật vô nghĩa, cứ lập đi lập lại cách nhàm chán. Có kẻ đọc vội vã, khiến cho các tín hữu chẳng hiểu gì; lại có người cắt ngắn, bỏ đi một số đoạn.
Ðối với chúng tôi, những người Á châu, đặc biệt là đối với tôi là một người Việt Nam, việc tưởng nhớ các tiền nhân có một giá trị lớn lao. Theo văn hóa Việt Nam, trong niềm hiếu kính, chúng tôi vẫn giữ một cuốn gia phả của gia tộc trên bàn thờ trong gia đình. Chính tôi cũng biết đọc tên của 15 thế hệ các tổ tiên của tôi, từ năm 1698, khi gia tộc tôi được lãnh nhận Phép Thánh Tẩy. Qua gia phả, chúng ta thấy rằng mình thuộc về một lịch sử rộng lớn hơn. Và chúng ta ý thức rõ hơn ý nghĩa lịch sử của mình.
Vì thế, tôi cảm tạ Mẹ Giáo Hội thánh thiện, ít là hai lần trong năm, vào mùa Vọng và trong lễ Sinh Nhật Ðức Mẹ, cho đọc lại trong các cộng đoàn rải rác khắp nơi trong thế giới Công giáo, danh xưng của bao nhiêu nhân vật ý nghĩa, theo ý định mầu nhiệm của Thiên Chúa, đã giữ một vai trò quan trọng trong lịch sử cứu dộ và trong thực tại của dân Israel.
Tôi xác tín rằng những lời trong "Sách gia phả Chúa Giêsu Kitô" chứa đựng lời loan báo chủ yếu về Cựu Ước và Tân Ước, cốt yếu của mầu nhiệm cứu độ liên kết tất cả chúng ta với nhau, các tín hữu Công giáo, Chính thống và Tin lành.
Trong bối cảnh Năm Thánh Nhập Thể, qua đó Hội Thánh hát lên niềm vui mừng Hy Vọng nơi Ðức Kitô, Ðấng Cứu Thế duy nhất của chúng ta, đoạn Kinh Thánh này mở ra cho chúng ta thấy mầu nhiệm lịch sử là mầu nhiệm về lòng thương xót. Ðoạn Kinh Thánh này nhắc nhở cho chúng ta điều Ðức Trinh Nữ Maria hát lên trong kinh Magnificat, bài ca mà Giáo Hội hằng ngày vẫn tiếp nhận là của mình trong Kinh Chiều: ý định nhân lành và trung tín của Thiên Chúa được hoàn thành theo lời hứa "với Abraham và dòng dõi ông đến muôn đời" (Lc 1,55). Thực vậy, lòng nhân từ của Chúa đang và sẽ trải dài từ đời này sang đời khác, "vì lòng thương xót của Ngài tồn tại muôn đời" (cf Tv 100,5; 136).
Mầu nhiệm của tiếng Chúa gọi
Sách gia phả Ðức Giêsu Kitô có ba phần. Phần I kể tên các tổ phụ, phần II nói đến các vua trước cuộc lưu đày Babilon, và phần III kể tên các vua sau cuộc lưu đày.
Ðiều gây chú ý đầu tiên khi đọc văn bản này là mầu nhiệm của tiếng Chúa gọi. Sự chọn lựa của Thiên Chúa có tính cách nhưng không và đầy tình thương, không thể hiểu được theo những lý luận của lý trí, và nhiều khi còn là điều gây gương mù nữa.
Chẳng hạn, trong sách gia phả Ðức Giêsu Kitô, chúng ta thấy Abraham thay vì chọn trưởng tử Ismael, con của bà Aggar, thì lại chọn Isaac, con của lời hứa, con của bà Sara, vợ của ông.
Rồi đến lượt Isaac muốn chúc lành cho trưởng nam Esau, nhưng rốt cuộc đành chúc lành cho Giacóp, theo một ý định mầu nhiệm của Thiên Chúa.
Giacóp cũng không trực tiếp thông truyền sự nối giòng dẫn tới Ðấng Messia. Ông đã không chọn Ruben, con trưởng hoặc chọn Giuse, người được ông yêu thương nhất, người giỏi giang hơn tất cả các anh em, người đã tha thứ cho anh em mình và cứu họ thoát khỏi nạn đói lớn khắp vùng. Nhưng chọn Giuđa, người con thứ tư, người đã cùng với các anh em khác chịu trách nhiệm về việc bán Giuse cho các lái buôn đưa sang Ai Cập.
Mầu nhiệm cao cả về việc Thiên Chúa chọn lựa tiền nhân của Ðấng Messia bắt đầu làm cho chúng ta chú ý.
Trang Tin Mừng này soi sáng mầu nhiệm ơn gọi của chúng ta.
"Không phải các con đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn các con" (Ga 15,16). Chúng ta không được chọn vì công trạng của mình, nhưng chỉ vì lòng nhân từ của Chúa. Chúa nói: "Ta đã yêu thương con bằng tình yêu đời đời" (Gr 31,3). Ðó là điều làm cho chúng ta an tâm. "Từ lòng mẹ, Chúa đã gọi tôi" (Is 49,1). Như thế, điều làm cho chúng ta hãnh diện, đó là ý thức mình được gọi và được chọn vì tình thương.
Những ngày tĩnh tâm này là thời gian thuận tiện để hát lên lòng biết ơn vô biên của chúng ta đối với Chúa, vì "lòng thương xót của Ngài tồn tại muôn đời". Và chúng ta phải làm điều đó từ tận đáy tâm hồn mình, với lòng khiêm tốn sâu xa và biết ơn. "Chúa đã nâng kẻ mọn hèn từ nơi cát bụi, từ đống phân tro Ngài nâng kẻ nghèo túng, để đặt họ ngồi giữa hàng quyền quí, hàng quyền quí dân Ngài" (Tv 113,7-8).
Mầu nhiệm của tội lỗi và ân sủng
Nếu chúng ta xét tên của các Vua ở trong sách gia phả Chúa Giêsu, chúng ta có thể nhận thấy rằng chỉ có hai vị là trung thành với Thiên Chúa, đó là Ê-dê-ki-en và Giê-rô-bô-am. Những vua khác đều là những kẻ thờ thần tượng, vô luân hay sát nhân...
Cả trong thời kỳ sau cuộc lưu đày, trong số các vua được kể tên, chúng ta chỉ thấy có hai người còn trung thành với Chúa đó là Sa-la-ti-en và Zô-rô-ba-ben. Những vua khác đều là những kẻ tội lỗi hoặc không được biết đến.
Nơi Ða-vít, người nổi danh nhất trong các vua đã sinh ra Ðấng Messia, sự thánh thiện và tội lỗi xen lẫn nhau: với nước mắt cay đắng, Ngài xưng thú trong Thánh Vịnh các tội ngoại tình và sát nhân, nhất là trong Thánh Vịnh 50, một ca vịnh trở thành kinh nguyện thống hối thường được dùng trong phụng vụ của Giáo Hội.
Cả những phụ nữ mà Mát-thêu nêu tên trong đầu sách Tin Mừng của Ngài như những người mẹ thông truyền sự sống, từ cung lòng phúc lành của Thiên Chúa, cũng gợi lên nơi chúng ta một sự xúc động. Tất cả họ đều là những phụ nữ ở trong những hoàn cảnh bất hợp lệ: Ta-ma là một phụ nữ tội lỗi, Ra-káp là môt gái mãi dâm, Rút là một người ngoại bang; và về người phụ nữ thứ tư, người ta không dám nêu danh, và chỉ nói "đó là vợ của ông U-ri-a". Người đàn bà dó chính là bà Bét-sa-bê-a mà vua Ða-vít đã ngoại tình.
Tuy nhiên, dòng lịch sử tràn đầy lỗi lầm và tội ác như thế đã trở thành một nguồn nước trong khi càng đến gần thời gian sung mãn: đến Ðức Maria, Mẹ Chúa Giêsu, và đến Chúa Giêsu, Ðấng Messia. Nơi các Ngài tất cả các thế hệ được cứu chuộc.
Danh sách những người tội lỗi mà Mát-thêu nêu rõ trong gia phả của Chúa Giêsu không được gây gương mù cho chúng ta. Trái lại gia phả ấy tuyên dương mầu nhiệm thương xót của Thiên Chúa. Cả trong Tân Ước, Chúa Giêsu đã chọn Phê-rô, người đã chối Ngài, và chọn Phao-lô, người đã bách hại Giáo Hội. Vậy mà các vị lại trở nên những cột trụ của Hội Thánh. Trong thế gian này, khi một dân tộc viết lịch sử chính thức của mình, họ thường nói về những chiến thắng đã đạt được, những vị anh hùng, hoặc sự cao cả của mình... Quả là một trường hợp duy nhất, thật đáng ngưỡng mộ và tuyệt vời, khi thấy một dân tộc không hề dấu diếm những tội lỗi của tiền nhân trong lịch sử chính thức của mình.
Mầu nhiệm của Hy Vọng
Toàn thể Cựu Ước hướng về Hy Vọng:
Chúa đến để thiết lập Nước của Ngài,
Chúa đến để tái lập Giao Ước,
Chúa đến để lập một dân mới,
để xây dựng một Giêrusalem mới,
để kiến thiết một đền thờ mới,
Chúa đến để tái tạo thế giới.
Với biến cố Nhập Thể, Nước ấy đã tới, thời gian viên mãn đã tới. Nhưng Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng Nước ấy đang tăng trưởng từ từ, âm thầm, như một hạt cải... Giữa sự viên mãn của thời gian và tận thế, Hội Thánh đang hành trình như một Dân Tộc Hy Vọng.
Văn hào Charles Péguy đã nói: "Ðức tin làm cho tôi hài lòng hơn cả là niềm Hy Vọng" (Le porche du mystière de la deuxième vertu, Abbeville 1954. 81è édition, p.15). Ðúng vậy, vì trong Hy Vọng, đức tin vốn hoạt động nhờ đức ái, mở ra những con đường mới trong tâm hồn con người nhằm hướng đến việc thực hiện một thế giới mới, một nền văn minh tình thương. Ðức tin đó mang đến cho thế giới sự sống thần linh của Chúa Ba Ngôi, lối sống và hoạt động của Thiên Chúa, như được biểu lộ trong Ðức Kitô và được truyền lại trong Tin Mừng.
Thưa anh em, đó chính là ơn gọi cao cả của chúng ta. Không do công trạng của chúng ta, nhưng "vì lòng thương xót của Chúa tồn tại đến muôn đời". Ngày nay, cũng như trong thời Cựu Ước và Tân Ước, lòng nhân từ Chúa vẫn linh hoạt nơi những người có tinh thần thanh bần, nơi những người khiêm hạ, những người tội lỗi thành tâm trở về cùng Chúa.
Cùng nhau bước qua ngưỡng cửa Hy Vọng
Tôi đã chọn đề tài Tuần Tĩnh Tâm Năm Thánh này, tựa đề tổng quát là "Chứng Nhân Hy Vọng". Hy Vọng có lẽ là thách đố lớn nhất ngày nay, trước ngưỡng cửa Ngàn Năm Mới. Một tiểu sử mới đây của Ðức Thánh Cha mang tựa đề "Witness to Hope" - Chứng Nhân Hy Vọng. Giờ đây, tôi không thể không cám ơn Ðức Thánh Cha, vì đã hướng dẫn Hội Thánh bằng chứng tá rạng ngời của Ngài để bước qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng. Cùng với những anh em thuộc các Giáo Hội và Cộng đồng tôn giáo khác bước qua Cửa Thánh, ngưỡng cửa tương lai, Ngài đã chỉ cho chúng ta thấy rằng toàn thể nhân loại tiếp tục cuộc hành trình gặp gỡ Chúa Giêsu là Hy Vọng độc nhất.
Hôm nay, tôi trình diện như một cựu tù nhân đáng thương, đã trãi qua hơn 13 năm trong tù, trong đó có 9 năm biệt giam.
Tôi cũng cảm thấy run sợ trước nhiệm vụ mà Ðức Thánh Cha đã ủy thác cho tôi. Nhưng một sách chuyện của Mỹ làm cho tôi an tâm. Sách ấy kể lại chuyện một nhà giảng thuyết danh tiếng thu hút đông đảo dân chúng. Trước tòa giảng, có một cụ già luôn chăm chỉ theo dõi tất cả các bài giảng của ông. Nhà giảng thuyết rất vui sướng vì thành công của mình. Một hôm, thiên thần hiện ra và nói: "Tôi chúc mừng ông vì những bài giảng của ông... ông thật là tài giỏi! Nhưng ông có nhớ cụ già luôn đến nghe ông không?" "Có chứ", - nhà giảng thuyết đáp. Thiên thần tiếp: "Vậy thì ông hãy biết rằng cụ già ấy đến không phải để nghe ông đâu, nhưng là để cầu nguyện cho ông. Chính nhờ lời cầu nguyện của cụ mà những bài giảng của ông mang lại nhiều ích lợi cho các tín hữu".
Như vậy, tôi xin nói với anh em: tôi hết lòng trông cậy nơi lời cầu nguyện của anh em.
Và với tâm tình này, chúng ta hãy phó thác cho Mẹ Maria, Mẹ Ðấng Cứu Thế, đang ngự trên ngai trong nhà nguyện này, giữa các Thánh của Ðông và Tây phương. Chúng ta cảm thấy gần Mẹ như trong dịp Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, như chính con tim của Giáo Hội, như Mẹ của các Mục Tử và các tín hữu, như Mẹ của Hội Thánh.
Xin Mẹ chúc lành cho chúng con....Còn tiếp....
Nguồn tin: cuusaobiennhatrang
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét